CÁCH NẤU CHÈ CỦ MÀI ĐỘC ĐÁO HẤP DẪN – BẠN ĐÃ THỬ CHƯA?

CÁCH NẤU CHÈ CỦ MÀI ĐỘC ĐÁO HẤP DẪN – BẠN ĐÃ THỬ CHƯA?

CÁCH NẤU CHÈ CỦ MÀI ĐỘC ĐÁO HẤP DẪN – BẠN ĐÃ THỬ CHƯA?

Bạn có biết củ mài là gì không? Hay có bao giờ bạn nghe nhắc đến cách nấu món chè củ mài ngọt thanh, tươi mát chưa? Nếu chưa thì hãy cùng TinUngDung.com khám phá ngay bài viết sau đây để tìm hiểu về loại thực vật này cũng như cách làm món chè ngon từ củ mài nhé!

Mục lục

  • 1 Củ mài là gì?
  • 2 Công dụng của củ mài
  • 3 Cách nấu chè củ mài dân dã nhưng đậm vị
    • 3.1 Nguyên liệu nấu chè củ mài
    • 3.2 Cách nấu chè củ mài
      • 3.2.1 Bước 1: Cách chọn củ mài
      • 3.2.2 Bước 2: Sơ chế củ mài
      • 3.2.3 Bước 3: Nấu nước hoa bưởi
      • 3.2.4 Bước 4: Nấu chè củ mài
      • 3.2.5 Bước 5: Hoàn thành


Chè là món ăn vô cùng phổ biến và góp phần làm cho nền ẩm thực Việt Nam ngày càng phong phú. Ngoài những món chè như chè chuối bột báng, chè đậu xanh, chè bắp, chè xoài, chè bà ba… vẫn còn một món chè khá xa lạ với nhiều người, đó là chè củ mài. Tuy vậy, nhưng chè củ mài là món ăn nổi tiếng của vùng Hương Sơn và được nhiều người yêu thích. Chè củ mài thường được ăn kèm với xôi vò, vừa giúp thanh nhiệt vừa giúp cho cơ thể có thêm năng lượng.

Củ mài là gì?

Tên khoa học của củ mài là Dioscorea persimilis Prain. Ở Việt Nam, củ mài có rất nhiều tên gọi khác là củ chụp, hoài sơn hay khoai mài. Loại củ này thường mọc hoang tại các rừng núi thuộc khu vực có khí hậu nhiệt đới. Người dân thường dùng củ mài để chế biến món ăn như nấu canh, xào, luộc, nấu chè. Và đặc biệt, củ mài được xem là một dược liệu hiệu quả trong việc điều trị một số bệnh.

củ mài

Củ mài hay còn gọi là hoài sơn là loại dược liệu chữa nhiều chứng bệnh có cơ thể
(Ảnh: Internet)

Công dụng của củ mài

Theo y học cổ truyền, củ mài có tính bình, không độc, vị ngọt, thường được sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh. Ngoài ra, trong rễ của củ mài có chứa rất nhiều loại Acid amin, Lipid, Protid, Dioscin, chất nhầy… Củ mài có thể chữa điều trị những chứng bệnh sau:

  • Bổ ngũ tạng, tăng cường sức khỏe cho người bị ốm hay suy nhược cơ thể.
  • Các chứng bệnh về đường ruột, tiêu chảy…
  • Hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường.
  • Trị viêm tử cung.
  • Suy thận, hoa mắt, chóng mặt…
  • Chứng ra mồi hôi trộn ở trẻ em lẫn người lớn.

Cách nấu chè củ mài dân dã nhưng đậm vị

Nguyên liệu nấu chè củ mài

  • 1kg củ mài
  • 50g bột bắp
  • 200g đường
  • Hoa bưởi
  • Mè trắng

Cách nấu chè củ mài

Bước 1: Cách chọn củ mài

Điều quan trọng quyết định độ ngon của món chè củ mài chính là khâu chọn lựa nguyên liệu. Để có món chè củ mài ngon, bạn không nên chọn những củ to, có mùi lạ hay mốc. Thay vào đó là chọn những củ có kích thước vừa phải, không vết nứt…

Bước 2: Sơ chế củ mài

cắt củ mài thành những lát mỏng

Cắt củ mài thành từng lát mỏng (Ảnh: Internet)

Khi mua củ mài về, bạn rửa sạch lớp bùn đất bám bên ngoài rồi cho củ mài vào nồi luộc chín. Sau đó, bạn vớt ra, bóc sạch vỏ, cắt bỏ những chỗ bị sượng, rồi cắt củ mài thành những miếng mỏng.

Bước 3: Nấu nước hoa bưởi

Bạn cho hoa bưởi vào nồi cùng với 2 chén nước lọc. Tiếp theo, bạn đặt vào giữa nồi một cái chén rồi đậy ngược nắp nồi lại và nấu sôi. Khi nước sôi, bạn lấy nước đá cho lên nắp nồi rồi đậy, để khi nước hoa bưởi bốc hơi gặp lạnh sẽ ngưng tụ và chảy theo phần trũng của nắp và rơi vào chén đặt trong nồi. Tiếp tục nấu cho nước gần cạn thì tắt bếp. Nước hoa bưởi có vị thơm mát của bưởi dùng thay thế cho vani cho vào chè sẽ rất thơm.

Bước 4: Nấu chè củ mài

Bạn cho đường và nước lọc vào nồi rồi nấu sôi lên. Tùy vào sở thích bạn có thể thay đổi lượng đường để chè ngọt thanh hoặc ngọt đậm. Tiếp đến, khi nước sôi lên, bạn cho củ mài vào nước đường nấu khoảng 10 phút để mài ngấm vị ngọt.

chè củ mài thanh mát

Chè củ mài thanh mát, ngon miệng (Ảnh: Internet)

Bước 5: Hoàn thành

Bột bắp bạn cho vào chén và hòa tan cùng với ít nước. Sau 10 phút, bạn cho bột đao vào khuấy đều tay để món chè có độ sánh. Lúc này, bạn cho nước hoa bưởi vào và tắt bếp. Để tăng thêm hương vị cho món chè củ mài, bạn đem mè trắng rang vàng lên và rưới lên trên khi thưởng thức.

Chỉ với những thao tác đơn giản như trên, chúng ta đã hoàn thành món chè củ mài tuyệt vời rồi đấy! Món ăn dân dã được làm từ những nguyên liệu đơn sơ lại không tốn nhiều thời gian nhưng lại có một nét riêng không thể nhầm lẫn. Chúc các bạn thành công với món chè này!

RELATED NEWS
  • TIỆC CAO CẤP TẠI TÒA NHÀ DIAMOND PLAZA - CÙNG MENU24H TÔN VINH SỰ ĐẲNG CẤP NHẤT

    Read More
  • Khi chế biến các món ăn có vị chua, người ta sẽ nghĩ ngay đến nguyên liệu như me, giấm hoặc mẻ. Giấm là loại gia vị quen thuộc được sử dụng phổ biến trong căn bếp của gia đình Việt với nhiều loại khác nhau như: giấm gạo, giấm táo,… Vậy bạn đã từng nghe đến cái tên giấm bỗng chưa?

    Read More
  • Được xem là một thần dược và nằm trong tứ dược quý giá “sâm, nhung, quế, phụ”, quế luôn chiếm được lòng tin và sự yêu thích của nhiều người. Hiện nay, bột quế được thực hành ứng dụng nhiều trong quá trình chế biến thực phẩm, dược phẩm và cả trong công nghệ chăm sóc sắc đẹp. Vậy bột quế là gì? Và bột quế có công dụng ra sao?

    Read More
  • Dồi trường được dùng chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn chinh phục trái tim của rất nhiều người. Vậy dồi trường là gì? Chọn dồi trường như thế nào? Và cách làm sạch dồi trường ra sao?

    Read More
  • Nhắc đến muối, ai cũng biết đây là một loại gia vị quen thuộc và không thể thiếu trong nấu ăn để tăng thêm vị đậm đà cho các món ăn. Thông thường, ta hay gọi chung là muối, nhưng thực chất muối có nhiều loại khác nhau kèm theo những công dụng riêng trong việc nấu ăn và làm đẹp cho chị em phụ nữ.

    Read More
  • Rau mầm là loại thực phẩm sạch và phổ biến hiện nay. Chúng được xem là món ăn ngon và có giá trị dinh dưỡng cao hơn rất nhiều so với các loài rau khác. Rau mầm được các bà nội trợ tin tưởng và sử dụng chế biến thành các món ăn đa dạng như xào, lẩu, súp, các món cuộn, trộn salad hay ăn kèm cùng các loại bánh, thịt, hải sản… Vậy rau mầm là gì? Rau mầm có công dụng gì?

    Read More
  • Tào phớ được biết đến là một món ăn dân dã, quen thuộc và phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước Châu Á khác. Tào phớ được làm và bán ở khắp nơi. Ở mỗi vùng miền khác nhau, tào phớ lại được biến hóa thành những cái tên khác nhau thậm chí đến cách thưởng thức cũng có sự khác biệt. Vậy tào phớ là gì? Tào phớ có tốt cho sức khỏe hay không?

    Read More
  • Bọt biển, một cái tên nhẹ nhàng, gợi cho ta cảm giác mỏng manh và dễ vỡ. Đa phần khi nói đến bọt biển, chúng ta sẽ nghĩ rằng bọt biển là bọt nước tung trắng xóa khi sóng vỗ vào bờ.

    Read More
  • Bột là loại nguyên liệu quan trọng và không thể thiếu trong quá trình chế biến món ăn, đặc biệt là trong làm bánh. Bột có rất nhiều loại, có những loại quen thuộc như bột mì, bột gạo, bột năng… Và thêm một loại bột nữa mà chúng ta vẫn hay sử dụng đó là bột ngô.

    Read More
  • Nhục đậu khấu là gì? Có công dụng và lợi ích gì ? Chắc chắn là câu hỏi của rất nhiều người khi nghe nhắc đến cái tên này. Có vẻ như, nhục đậu khấu còn khá lạ lẫm với rất nhiều người.

    Read More
  • Nước tương là loại nước chấm quen thuộc được nhiều người sử dụng cho các bữa ăn của nhà mình, nó thân quen đến đỗi trên kệ bếp của mọi nhà không thể không hiện diện một chai nước chấm này. Chính vì quá quen thuộc nên đôi khi chúng ta không cần tìm hiểu xem nước tương là gì, có nguồn gốc từ đâu và làm bằng gì.

    Read More
  • Thuộc trong top những món ăn đường phố nổi tiếng ở Nhật, Takoyaki đã vượt qua khuôn khổ biên giới để có mặt ở nhiều nơi trên Thế giới kể cả Việt Nam. Chính do độ ngon quá tuyệt vời của Takoyaki nên khi đổ bộ vào Việt Nam, nó đã tạo nên làn sóng ẩm thực mạnh mẽ và hiện nay không còn xa lạ với các bạn trẻ

    Read More