Chiến hạm Đài Loan bám sát tàu khu trục Trung Quốc
Lực lượng phòng vệ Đài Loan triển khai nhiều chiến hạm bám sát tàu khu trục, tàu hộ vệ Trung Quốc hiện diện ở phía đông và nam hòn đảo.
"Tàu hộ vệ Di Hua theo sát tàu hải quân Trung Quốc hoạt động ở vùng biển phía đông, trong khi khu trục hạm Magong cũng giám sát mọi động thái của tàu hộ vệ Trung Quốc Maanshan. Chúng tôi đang theo dõi những vùng biển xung quanh nhằm phản ứng với đợt tập trận của quân đội Trung Quốc", cơ quan phòng vệ Đài Loan cho biết hôm 6/8.
Giới chức Đài Loan công bố ảnh cho thấy tàu chiến hai bên hoạt động ở khá gần nhau, nhưng vẫn bảo đảm khoảng cách an toàn và không có hành động gây mất an toàn. Bộ tư lệnh Chiến khu miền Đông quân đội Trung Quốc hôm 6/8 cũng công bố ảnh chụp từ tàu chiến di chuyển gần đảo Đài Loan, cho thấy hộ vệ hạm số hiệu 935 của Đài Bắc ở mạn phải chiến hạm Trung quốc
Tàu hộ vệ Đài Loan nhìn từ chiến hạm Trung Quốc trong ảnh công bố ngày 6/8. Ảnh: BQP Trung Quốc.
Hình ảnh được vệ tinh thuộc chương trình quan sát Trái Đất Copernicus của Liên minh châu Âu (EU) chụp hôm 5/8 cho thấy nhiều khu trục hạm Trung Quốc triển khai ở phía đông Đài Loan, được theo sát bởi các tàu chiến của lực lượng phòng vệ hòn đảo.
Cơ quan phòng vệ Đài Loan cùng ngày cho biết quân đội Trung Quốc triển khai lượng khí tài kỷ lục gần hòn đảo với 68 máy bay và 13 tàu chiến, trong đó một số đã vượt qua đường trung tuyến, ranh giới được ngầm hiểu là đường phân định hai bờ eo biển.
Trung Quốc đang tổ chức đợt tập trận bắn đạn thật quy mô lớn chưa từng có xung quanh Đài Loan để phản ứng với chuyến thăm hòn đảo của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi ngày 2-3/8. Vị trí diễn tập nằm trong khu vực eo biển Đài Loan, kênh Ba Sĩ, biển Hoa Đông và Thái Bình Dương, bao quanh đảo Đài Loan. Một trong 6 khu vực diễn tập nằm cách thành phố Cao Hùng ở phía nam hòn đảo chưa đến 20 km.
Ảnh chụp vệ tinh cho thấy chiến hạm Đài Loan bám sát tàu Trung Quốc hôm 5/8. Ảnh: Twitter/detresfa.
Phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby chỉ trích Trung Quốc hành động "khiêu khích" và khiến căng thẳng trên eo biển Đài Loan leo thang đáng kể. Ông cũng khẳng định Mỹ không có gì phải "sửa" liên quan đến chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi.
Trước đó, quan chức đại sứ quán Trung Quốc ở Washington nói cách duy nhất để chấm dứt khủng hoảng trong quan hệ Mỹ - Trung do chuyến thăm của bà Pelosi gây ra là Mỹ phải lập tức "sửa chữa sai lầm".
Đài Loan là vấn đề nóng trong quan hệ song phương Mỹ - Trung những năm gần đây. Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một tỉnh chờ thống nhất và tuyên bố sẵn sàng sử dụng vũ lực nếu cần. Mỹ cam kết tôn trọng nguyên tắc "Một Trung Quốc", nhưng tiếp tục duy trì quan hệ với Đài Loan và cung cấp cho hòn đảo các loại khí tài hiện đại.
Iskander-M là tên lửa chiến dịch - chiến thuật của Nga, được thiết kế để phá hủy hệ thống phòng không và các hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương.
Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) đã xác định một người đàn ông Ukraine tên Bogdan Tsyganenko là đồng phạm trong âm mưu sát hại nhà báo và nhà hoạt động chính trị người Nga Darya Dugina (30 tuổi).
Lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do kiêm Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Nga - Leonid Slutsky cho biết Mátxcơva sẵn sàng thảo luận về phương án đàm phán với Ukraine nếu nước này đầu hàng.
Ông Lukashenko cho biết Belarus đã hoàn tất công tác chuẩn bị để đảm bảo một số máy bay quân sự của nước này có thể triển khai vũ khí hạt nhân của Nga, theo một thỏa thuận từ tháng 6 với ông Putin.
Hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội Weibo (Trung Quốc) cho thấy, nước này đang đóng thêm 5 tàu chiến – có thể một phần trong nỗ lực cạnh tranh với Mỹ nhằm phát triển lực lượng hải quân mạnh nhất thế giới.
Thượng sĩ lục quân Anh Paul Carney mới đây có bài viết cho rằng các binh sĩ nước này phải sẵn sàng chiến đấu chống lại Nga và nên chuẩn bị cho gia đình của họ trước khả năng có một đợt triển khai “kéo dài”.
Lực lượng cứu hộ của Bộ Tình trạng khẩn cấp Ukraine vừa diễn tập ở thành phố Zaporizhzhia để chuẩn bị cho kịch bản tai nạn hạt nhân xảy ra ở thành phố điện hạt nhân tại thành phố này.
Ngày 19/8, Điện Kremlin cho biết, theo sáng kiến của phía Pháp, Tổng thống Putin và Tổng thống Pháp Macron đã có cuộc điện đàm về tình hình Ukraine và xuất khẩu ngũ cốc. Đây là cuộc điện đàm đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo, sau gần 3 tháng.