Đường nho là gì? Công dụng & Cách làm tào phớ bằng đường nho
Đường nho là loại gia vị khá quen thuộc được dùng phổ biến trong chế biến thực phẩm. Thế nhưng, bạn đã biết đường nho là gì, có tác dụng gì, cách chế biến một số món ăn từ đường nho chưa? Tất cả những thắc mắc trên đều sẽ được TinUngDung.com giải đáp trong bài viết này, bạn đừng vội lướt qua nhé.
Đường nho là gì? Công dụng & Cách làm tào phớ bằng đường nho
Đường nho là loại gia vị khá quen thuộc được dùng phổ biến trong chế biến thực phẩm. Thế nhưng, bạn đã biết đường nho là gì, có tác dụng gì, cách chế biến một số món ăn từ đường nho chưa? Tất cả những thắc mắc trên đều sẽ được TinUngDung.com giải đáp trong bài viết này, bạn đừng vội lướt qua nhé.
Đường nho là loại gia vị quen thuộc với nhiều người
Nội dung chính:
Đường nho là gì?
Là loại đường GDL (Glucono Delta Lacton) được chiết xuất tự nhiên từ nho, rượu vang, mật ong, mía, củ cải… Loại đường này có tính Axit hóa nên thường được dùng làm chất ướp, ngâm, dầm hay tạo độ nở cho thực phẩm. Bên cạnh đó, loại đường này không quá ngọt, không có mùi tanh, … nên rất được ưa chuộng sử dụng.
Khi nếm đường, ban đầu bạn có thể cảm nhận được vị ngọt sau đó chuyển dần sang vị chua nhẹ. Thông thường, loại đường này có dạng bột rất mịn, màu trắng. Hiện nay, trên thị trường có 2 loại thông dụng là đường nho Ý và Pháp. Trong đó, đường nho Ý ít chảy nước hơn so với Pháp. Điều này cũng khiến giá thành của loại này cao hơn hẳn so với đường Pháp.
Công dụng của đường nho
Đường nho được sử dụng nhiều trong chế biến thực phẩm bởi những công dụng nổi bật như sau:
Tạo đông cho thực phẩm: Công dụng là tạo đông cho thực phẩm, đặc biệt là những món ăn chế biến từ đậu nành như tào phớ, sữa chua, đậu hũ non.
Còn có tác dụng tạo độ xốp cho các loại bánh ngọt như bánh bông lan.
Dùng đường làm sữa chua cũng giúp thành phẩm mịn hơn.
Ngoài ra, cũng được dùng làm nem chua, giúp điều chỉnh độ pH của món ăn. Với công dụng điều chỉnh độ pH và còn được ứng dụng làm nước giải khát.
Đường nho được ứng dụng làm sữa chua
Tác hại của đường nho
Loại đường này không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Bởi đường được làm từ nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên nên bạn có thể yên tâm sử dụng. Tuy nhiên, khi dùng bạn nên đặc biệt chú ý đến liều lượng phù hợp.
Mua đường nho ở đâu?
Không quá khó để bạn tìm mua vì loại đường này được bày bán phổ biến ở rất nhiều nơi. Tuy nhiên, bạn nên chọn mua ở những cơ sở bán uy tín hay siêu thị nhằm đảm bảo chất lượng, nguồn gốc xuất xứ. Tùy theo các phân khúc thị trường, mức giá bán đường nho thường dao động từ 420.000 – 500.000 đồng/ kg.
Cho 5g đường nho vào 6ml nước, khuấy đều trong bát, tráng đường nho lên thành bát (nên dùng bát lớn để đựng tào phớ).
Đổ sữa đậu nành vào bát. Lưu ý, nên đổ nhanh và sát miệng bát. Vớt hết bọt, để yên bát hỗn hợp trong vòng 30 phút.
Cho đun 100g đường đỏ với nước lọc với lửa nhỏ đến khi nước đường sôi kỹ đạt màu bắt mắt, tắt bếp. Cho thêm hoa nhài vào trong nước đường để tăng thêm hương thơm.
Như vậy, bạn đã hoàn thành cách làm tào phớ bằng đường nho đơn giản, nhanh chóng trong thời gian ngắn.
Tào phớ làm bằng đường nho có hương vị, hấp dẫn
Cách làm tào phớ không dùng đường nho
Nguyên liệu
1 lít sữa đậu nành
200g đường nâu
12g lá gelatine
1 củ gừng (đã gọt vỏ, thái sợi chỉ)
1 vài lá dứa
1 ít nước cốt dừa
Cách làm
Cho lá dứa (đã rửa sạch, cắt khúc ngắn) vào trong nồi sữa đậu nành, bắc lên bếp đun sôi.
Ngâm lá gelatin vào trong bát nước cho nở mềm rồi bóp nhẹ, rửa lại với nước.
Khi nước sôi nhẹ, bạn tắt bếp, đợi sữa nguội bớt. Lúc này, bạn vớt lá dứa ra ngoài, cho lá gelatin vào rồi khuấy đều. Lưu ý, bạn không nên cho gelatin vào ngay lúc sữa đang sôi vì sẽ làm mất tác dụng làm đông của nguyên liệu này.
Đổ sữa và vào trong bát sạch, để trong ngăn mát tủ lạnh ít nhất 4 tiếng.
Lấy đường vào cùng 150ml nước nóng cho nồi, bắc lên bếp đun sôi, cho thêm vài sợi gừng. Khi nước đường sôi, tắt bếp để nguội bớt.
Cho đậu hũ đã đông lại vào trong bát, cho thêm nước đường, nước cốt dừa lên trên là đã hoàn thành cách làm tào phớ không dùng đường nho.
Cách làm đậu hũ non bằng đường nho
Đậu hũ non làm bằng đường nho mềm, mịn và không có mùi chua
Nguyên liệu
4g đường nho
100g đậu nành
Cách làm
Ngâm qua đêm đậu nành trong nước, đãi lại cho sạch vỏ.
Cho đậu nành vào trong máy xay sinh tố, thêm 1 lít nước rồi xay nhuyễn.
Lọc loại bỏ bã đậu để lấy phần nước cốt đậu nành. Cho phần nước cốt này vào nồi, bắc lên bếp đun sôi. Lưu ý, nên hạ lửa nhỏ, đun trong vòng khoảng 5 phút thì tắt bếp, đợi nước nguội.
Cho đường nho vào trong khuôn, thêm một ít nước, khuấy đều. Đổ từ từ nước đậu nành vào trong khuôn. Sau khoảng 30 phút, nước đậu nành sẽ đông lại thành đậu hũ non. Với cách làm đậu hũ non bằng đường nho trên, bạn có thể thu về thành phẩm mềm, mịn và không có mùi chua.
Hi vọng với những thông tin bài viết có thể giúp bạn hiểu hơn về loại gia vị phổ biến là đường nho. Qua đó, bạn có thể giải đáp mọi thắc mắc xoay quanh đường nho là gì, công dụng, địa điểm mua và một số cách làm món ăn đơn giản.
Khi chế biến các món ăn có vị chua, người ta sẽ nghĩ ngay đến nguyên liệu như me, giấm hoặc mẻ. Giấm là loại gia vị quen thuộc được sử dụng phổ biến trong căn bếp của gia đình Việt với nhiều loại khác nhau như: giấm gạo, giấm táo,… Vậy bạn đã từng nghe đến cái tên giấm bỗng chưa?
Được xem là một thần dược và nằm trong tứ dược quý giá “sâm, nhung, quế, phụ”, quế luôn chiếm được lòng tin và sự yêu thích của nhiều người. Hiện nay, bột quế được thực hành ứng dụng nhiều trong quá trình chế biến thực phẩm, dược phẩm và cả trong công nghệ chăm sóc sắc đẹp. Vậy bột quế là gì? Và bột quế có công dụng ra sao?
Dồi trường được dùng chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn chinh phục trái tim của rất nhiều người. Vậy dồi trường là gì? Chọn dồi trường như thế nào? Và cách làm sạch dồi trường ra sao?
Nhắc đến muối, ai cũng biết đây là một loại gia vị quen thuộc và không thể thiếu trong nấu ăn để tăng thêm vị đậm đà cho các món ăn. Thông thường, ta hay gọi chung là muối, nhưng thực chất muối có nhiều loại khác nhau kèm theo những công dụng riêng trong việc nấu ăn và làm đẹp cho chị em phụ nữ.
Rau mầm là loại thực phẩm sạch và phổ biến hiện nay. Chúng được xem là món ăn ngon và có giá trị dinh dưỡng cao hơn rất nhiều so với các loài rau khác. Rau mầm được các bà nội trợ tin tưởng và sử dụng chế biến thành các món ăn đa dạng như xào, lẩu, súp, các món cuộn, trộn salad hay ăn kèm cùng các loại bánh, thịt, hải sản… Vậy rau mầm là gì? Rau mầm có công dụng gì?
Tào phớ được biết đến là một món ăn dân dã, quen thuộc và phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước Châu Á khác. Tào phớ được làm và bán ở khắp nơi. Ở mỗi vùng miền khác nhau, tào phớ lại được biến hóa thành những cái tên khác nhau thậm chí đến cách thưởng thức cũng có sự khác biệt. Vậy tào phớ là gì? Tào phớ có tốt cho sức khỏe hay không?
Bọt biển, một cái tên nhẹ nhàng, gợi cho ta cảm giác mỏng manh và dễ vỡ. Đa phần khi nói đến bọt biển, chúng ta sẽ nghĩ rằng bọt biển là bọt nước tung trắng xóa khi sóng vỗ vào bờ.
Bột là loại nguyên liệu quan trọng và không thể thiếu trong quá trình chế biến món ăn, đặc biệt là trong làm bánh. Bột có rất nhiều loại, có những loại quen thuộc như bột mì, bột gạo, bột năng… Và thêm một loại bột nữa mà chúng ta vẫn hay sử dụng đó là bột ngô.
Nhục đậu khấu là gì? Có công dụng và lợi ích gì ? Chắc chắn là câu hỏi của rất nhiều người khi nghe nhắc đến cái tên này. Có vẻ như, nhục đậu khấu còn khá lạ lẫm với rất nhiều người.
Nước tương là loại nước chấm quen thuộc được nhiều người sử dụng cho các bữa ăn của nhà mình, nó thân quen đến đỗi trên kệ bếp của mọi nhà không thể không hiện diện một chai nước chấm này. Chính vì quá quen thuộc nên đôi khi chúng ta không cần tìm hiểu xem nước tương là gì, có nguồn gốc từ đâu và làm bằng gì.
Thuộc trong top những món ăn đường phố nổi tiếng ở Nhật, Takoyaki đã vượt qua khuôn khổ biên giới để có mặt ở nhiều nơi trên Thế giới kể cả Việt Nam. Chính do độ ngon quá tuyệt vời của Takoyaki nên khi đổ bộ vào Việt Nam, nó đã tạo nên làn sóng ẩm thực mạnh mẽ và hiện nay không còn xa lạ với các bạn trẻ