Nếu bạn là một người thích xem cổ trang Trung Quốc thì chắc chắn sẽ nghe qua 1 lần về kẹo hồ lô này được lồng ghép trong các bộ phim. Nếu bạn muốn tìm hiểu thật sự kẹo hồ lô là gì, nguồn gốc và ý nghĩa của kẹo hồ lô ?
Vài nét về kẹo hồ lô
Kẹo hồ lô (糖葫芦), hay còn gọi là băng đường hồ lô (冰糖葫芦) trong tiếng Hán, có từ rất lâu về trước tại đất nước Trung Hoa. Với nguyên liệu chủ yếu là trái cây và phủ một lớp đường được xiên vào que tre dài đã trở thành một món ăn đường phố nổi tiếng nhất của đất nước này.
Màu đỏ óng ánh của xiên kẹo hồ lô cùng vị ngọt của đường đặc trưng hòa quyện với vị thanh mát từ hoa quả thu hút cả người lớn lẫn trẻ em không kìm được mà thưởng thức.
Loại kẹo hồ lô này lúc đầu chỉ được làm bằng trái táo gai kết hợp cùng đường trưng nhưng ngày nay đã được biến tấu với đa dạng trái cây cùng lớp siro đủ màu sắc bên ngoài.
Ý nghĩa của kẹo hồ lô
Một món ăn với vẻ ngoài màu đỏ óng ánh được xuất hiện với tần suất khá nhiều trong các bộ phim cổ trang còn mang một ý nghĩa khác. Kẹo hồ lô được người Trung Quốc truyền tai nhau là biểu tượng của may mắn, điều tốt lành cho người ăn. Bên cạnh đó chính ngoại hình căng tròn, đầy sức sống của từng viên kẹo đã gợi lên ý nghĩa về sự no đủ, sung túc trong cuộc sống.
Tại xứ sở tỷ dân, kẹo hồ lô gần như là nét đẹp ẩm thực đường phố có quanh năm đặc biệt được bán rầm rộ nhất vào dịp năm mới đến.
Đặc biệt nhất, lễ hội kẹo hồ lô với 700 năm lịch sử được tổ chức tại Thanh Đảo, Trung Quốc vào ngày 9/1 hàng năm không chỉ thu hút khách du lịch khắp nơi trên thế giới mà cả dân địa phương.
Dưới thời Tống ( 960 -1279 ) cụ thể là Tống Quang Tông, ông vua trị vì Cao Ly - Trung Quốc lúc bấy giờ. Có một vị phi tần trong cung bị phát hiện là mắc bệnh trầm cảm, một căn bệnh không phổ biến cũng như không có cách chữa trị đã khiến bao thái y liên tục lắc đầu.
Một điều bất ngờ, có vị thần y dân gian chỉ cách nhúng 5-10 quả táo gai với nước đường rồi cho bệnh nhân ăn mỗi ngày trước mỗi bữa ăn. Kết quả vị phi tần đó đã khỏe mạnh, vui tươi trở lại chỉ sau 2 tuần ăn loại quả đó. Kẹo hồ lô từ đó phổ biến và bắt đầu lan truyền hết đời này qua đời khác, cuối cùng trở thành món ăn đường phố thơm ngon thu hút mọi lứa tuổi.